Bối cảnh Công_ước_Montreux_về_chế_độ_của_các_eo_biển_Thổ_Nhĩ_Kỳ

Công ước này là một trong một loạt các thỏa thuận trong các thế kỷ 19 và 20 mà tìm cách giải quyết lâu dài "Vấn đế Eo biển" ai sẽ kiểm soát các kết nối quan trọng chiến lược giữa Biển ĐenĐịa Trung Hải. Năm 1923, Hiệp ước Lausanne đã phi quân sự hóa Dardanelles và mở các eo biển cho giao thông dân sự và quân sự không giới hạn, dưới sự giám sát của Ủy ban Quốc tế các eo biển của Hội quốc liên.

Vào cuối thập niên 1930, tình hình chiến lược ở Địa Trung Hải đã thay đổi với sự nổi lên của phát xít Ý, kiểm soát các đảo Dodecanese có người Hy Lạp sinh sống ngoài khơi bờ biển phía tây của Thổ Nhĩ Kỳ và có các công sự được xây dựng trên Rhodes, LerosKos. Người Thổ sợ rằng Ý sẽ tìm cách khai thác quyền đi qua eo biển để mở rộng quyền lực của họ vào Anatolia và khu vực Biển Đen. Cũng có những lo ngại về tái vũ trang Bungari[4]. Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ đã không được phép củng cố lại eo biển, tuy nhiên nước này đã thực hiện một cách bí mật[5].

Trong năm 1935, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi một công hàm ngoại giao dài đến các bên ký kết Hiệp ước Lausanne đề xuất một cuộc họp về các thỏa thuận của một chế độ mới đối với eo biển và yêu cầu Hội quốc liên ủy quyền cho việc tái thiết các pháo đài Dardanelles. Trong công hàm, bộ trưởng ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Tevfik Rüştü Aras giải thích rằng tình hình quốc tế đã thay đổi rất nhiều kể từ năm 1923.